MyFeed Personalized Content
Bài viết
Add this post to favorites

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ có nguy hiểm?

“Một người bạn của tôi bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Nếu tôi bị như thế thì có nguy hiểm gì cho bé trong bụng không?" Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán trong thời gian mang thai và thật sự là nỗi muộn phiền cho mẹ.Với một số biện pháp phòng ngừa và giám sát thường xuyên, bé sẽ được sinh ra khỏe mạnh!

5 min để đọc Oct 13, 2015

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây là một loại bệnh tiểu đường mà chỉ phát bệnh trong thời gian mang thai và thường biến mất sau khi sinh xong, bệnh lý này đặc trưng bởi chỉ số đường huyết cao (nằm trong khoảng từ 1,3g/l và 2g/l ), và insulin được sản xuất bởi tuyến tụy không thể tự điều chỉnh lượng đường trong máu. Mang thai là giai đoạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao đặc biệt là do nhu cầu insulin cao hơn.

Bệnh có triệu chứng gì? Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?

Nếu bạn có một số triệu chứng sau thì nên báo ngay cho bác sĩ: khát sâu, muốn đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được chẩn đoán vào khoảng giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ, sau một xét nghiệm máu. Xét nghiệm này thường được thực hiện trong tháng thứ sáu ..

Bệnh gây ra hậu quả gì cho bé?

Hầu hết thai phụ bị bệnh tiểu đường cố gắng kiểm soát bệnh để sinh con khỏe mạnh. Nếu không được giám sát tốt, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến khả năng em bé bị tăng cân quá mức (hơn 4 kg) , làm cho việc sinh thường trở nên phức tạp hơn (nguy cơ phải mổ lấy thai) .

Bệnh có gây ra nguy hiểm gì không?

Có: một số phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác. Điều này đặc biệt đúng nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh tiểu đường, hoặc nếu bạn đang thừa cân, hoặc nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai trước đó, hoặc nếu bạn lớn hơn 35 tuổi, hoặc nếu bạn đã có một em bé lúc sinh nặng hơn 4 kg ...

Tôi có phải điều chỉnh chế độ ăn uống của tôi?

Đầu tiên là nên ăn đúng bữa và ăn cân bằng các chất (3 bữa chính mỗi ngày + một hoặc hai bữa nhẹ) để tránh chỉ số đường huyết của bạn bị biến động quá mức. Không bỏ bữa và tránh ăn vặt. Lập thói quen ăn uống tốt :

Chọn các loại thực phẩm giàu Carbonhydrate (như ngũ cốc, tinh bột, các loại đậu, gạo, mì ống, khoai tây, vv) hơn là những món ăn chỉ đơn giản dùng đường (như bánh ngọt, đường trắng, mứt, đồ uống có đường và đồ ngọt ... );

Tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nếu dùng sẽ dẫn đến sự sản xuất nhanh chóng của insulin như: bánh mì trắng , khoai tây, gạo trắng, bánh ngọt, vv và thay vì vậy nên chọn dùng cho các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: mầm lúa mì, gạo nâu, hay kiều mạch.

Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, với hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp điều chỉnh sự hấp thu carbohydrate (nên dùng ít nhất 2 miếng trái cây mỗi ngày, và luôn dùng vào cuối bữa ăn ) ;

Ăn các thực phẩm chứa chất đạm vào mỗi bữa ăn ;

Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: xúc xích, bánh ngọt , phô mai ...

Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về chỉ số đường huyết của bạn và sẽ yêu cầu bạn gặp chuyên gia dinh dưỡng để  tư vấn thực đơn cho bạn.

Tôi nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác không?

Một lối sống lành mạnh là điều rất quan trọng. Hãy  thử hít thở không khí trong lành, vận động (như là bơi lội) hoặc đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Dĩ nhiên tất cả việc này nên được thực hiện một cách tự nguyện! Tập thể dục với cường độ hợp lý nửa tiếng mỗi ngày rất quan trọng trong việc điều chỉnh chỉ số đường huyết của bạn.

Sau khi sinh, cả tôi và bé có khả năng bị mắc bệnh tiểu đường không?

Hãy yên tâm, bé của bạn sẽ không bị mắc bệnh tiểu đường khi chào đời. Bạn cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường sau khi sinh . 98% các trường hợp bệnh tiểu đường sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng vẫn có 2% nguy cơ bệnh sẽ tiếp tục phát triển lâu dài. Bạn có thể giảm nguy cơ bệnh phát triển bằng cách tuân theo một chế độ ăn cân bằng và thường xuyên tập thể dục.

Nếu bạn mang thai một lần nữa, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ rất cao. Vì vậy bạn nhất thiết phải xét nghiệm đường huyết khi mang thai.

Khoảng 3-6% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.